Sáng ngày 07 tháng 07 năm 2023, nhằm ngày 20 tháng 05 năm Quý Mão, tại văn phòng BTS.GHPGVN huyện Thủ Thừa, Tổ Đình Kim Cang, ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, Ban Chỉ huy quân sự huyện Thủ Thừa và các Ban ngành có liên quan phối hợp với BTS.GHPGVN huyện Thủ Thừa tham mưu cho Hội Đồng Giáo Dục Quốc Phòng và An Ninh long trọng tổ chức lớp Bồi Dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng Tăng Ni, Phật tử, nhà tu hành, người có uy tín trong cộng đồng dân cư năm 2023.
Thực hiện kế hoạch số 3810/KH-HĐGD&AN ngày 27/06/2023 của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh huyện về việc mở lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng Tăng Ni, Phật tử, nhà tu hành, người có uy tín trong cộng đồng dân cư năm 2023.
Nội dung bồi dưỡng theo qui định 09 chuyên đề; Tuy nhiên tình hình thực tế về mặt thời gian, khả năng bảo đảm. Yêu cầu nhiệm vụ; Ban CHQS huyện, BTS.GHPGVN huyện thống nhất và tham mưu Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh huyện tổ chức bồi dưỡng 02 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Bảo vệ biên giới quốc gia, đất liền, biển Việt Nam (Do ông Trần Văn Nhân, Chính trị viên/Ban CHQS huyện giới thiệu).
Chuyên đề 2: Lịch sử hình thành Vùng đất Nam bộ (do Đ/c Trung tá Nguyễn Minh Trọng, Trưởng ban Tuyên huấn/ Phòng Chính trị/Bộ CHQS tỉnh giới thiệu)
Về tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, về phía giáo hội có sự hiện diện của Thượng toạ Thích Quảng Tâm – UV HĐTS. GHPGVN – Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An. Hoà thượng Thích Từ Thiện – Chứng minh BTS.GHPGVN huyện Tân Trụ. Thượng toạ Thích Tắc Quảng – Chứng minh BTS.GHPGVN huyện Thủ Thừa. Đại đức Thích An Nhựt – Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Thủ Thừa. Thượng toạ Thích An Điền – Phó ban Trị sự GHPGVN huyện Thủ Thừa.
Đại diện Lãnh đạo huyện và các cơ quan, ban, ngành huyện: Thượng tá Lê Thanh Tùng – UV BTV HU, CHT, Ban CHQS huyện kiêm Phó Chủ tịch Hội Đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh huyện ( chủ trì lễ khai giảng). Ông Bùi Quang Khôi – UVBTV HU, Trưởng ban Tuyên giáo HU; Đ/c Thượng tá Trần Văn Nhân – HUV, CTV, Ban CHQS huyện; Thượng tá Võ Văn Triều – HUV, Phó Trưởng Công an huyện. Báo cáo viên thỉnh giảng, Trung tá Nguyễn Minh Trọng – TBTH/PCT/ Bộ CHQS tỉnh. Các đồng chí lãnh đạo đại diện cơ quan, ban ngành huyện, đại diện Ban Dân quân/Phòng Tham mưu/Bộ CHQS tỉnh và trên 200 Chư vị Tăng, Ni và quý Phật tử đồng về tham dự.
Sau phần tuyên bố lý do, Thượng toạ Thích Quảng Tâm, UV.HĐTSTWGHPGVN – Phó Trưởng ban Ban trị sự GHPGVN tỉnh Long An đã phát biểu tại hội nghị: “Rất vinh dự được tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. Đây là một kiến thức rất quan trọng. Nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng văn minh hiện đại trong thời đại mới. Rất mong Tăng Ni, Phật tử nghe những điều thực tế về chính trị của Việt Nam trong thời hiện đại.
Mong rằng Tăng Ni và phật tử huyện nhà tiếp thu kiến thức để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng tốt đẹp hơn”.
Phát biểu khai giảng tại lớp bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng, Thượng tá Lê Thanh Tùng – UV BTV HU, CHT, Ban CHQS huyện kiêm Phó Chủ tịch Hội Đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh huyện phát biểu: “Đây là việc làm thường xuyên của hệ thống chính trị. Nhằm củng cố Quốc phòng an ninh tại cơ sở. Mỗi người dân là pháo đài trong phòng chống dịch. Mỗi người dân là một cơ sở vững chắc để bảo vệ An ninh quốc phòng. Bảo vệ tổ quốc từ lúc rất sớm và rất xa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Huyện uỷ – UBND huyện xác định việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, đây là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực quốc phòng. Công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh của huyện nhà thời gian qua đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ…
Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta có nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức khó khăn, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đòi hỏi cao hơn. Một mặt tập trung mọi nổ lực để phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”.
Buổi Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đã diễn ra thành công tốt đẹp. Trân trọng cảm ơn quý vị lãnh đạo các cơ quan, ban ngành đã dành thời gian về tham dự và triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng. Kính chúc quý vị lãnh đạo, quí Chư tôn đức Tăng Ni và phật tử trong huyện nhà dồi dào sức khỏe và thành công trong mọi công việc.
Tiếp theo chương trình, báo cáo viên Ông Trần Văn Nhân, Chính trị viên/Ban CHQS huyện đã trình bày Chuyên đề 1: Bảo vệ biên giới quốc gia, đất liền, biển Việt Nam.
Qua báo mạng chúng ta cũng đã biết sơ qua tình hình biên giới biển đảo và đất liền. Tình hình diễn ra ở Đắc Lắc làm 2 cán bộ xã, cán bộ công an và người dân đã hy sinh.
Tình hình chính trị tại Campuchia, sắp diễn ra cuộc tổng tuyển cử. Nhiều Đảng phái đưa ra nhiều chủ trương nhằm thu phục lòng dân để phát triển kinh tế xã hội. Một số Đảng phái kích động sự cực đoan trong lòng dân. Ví dụ như đắc cử sẽ thu hồi đảo Phú Quốc, miền Tây Nam bộ Việt Nam.
Lần lượt các vấn đề từ trong nước, biên giới, biển đảo được các báo cáo viên báo cáo trước hội trường về tình hình biên giới của Việt Nam với các nước trong khu vực.
Qua phần báo cáo trên, thính chúng có cơ hội nắm rõ tình hình chính trị đang diễn ra trong nước, khu vực và trên thế giới.
Tiếp tục buổi làm việc, Chuyên đề 2: Lịch sử vùng đất Nam Bộ của Việt Nam. ( do Đ/c Trung tá Nguyễn Minh Trọng, Trưởng ban Tuyên huấn/ Phóng Chính trị/Bộ CHQS tỉnh giới thiệu)
Xin khẳng định, vùng đất Nam Bộ là của Việt Nam. Vị trí vùng đất Nam bộ ở vùng hạ của sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ, sông Đồng Nai.
Vùng Nam Bộ gồm 19 tỉnh thành. Diện tích khoảng 19 % diện tích đất nước ta. Thế mạnh chủ yếu là nông nghiệp. Sau này là công nghiệp, cùng phát triển chung của đất nước.
Sự hình thành gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1. Từ Thế kỷ I đến VII là Vương quốc Phù Nam. Văn hoá Óc Eo là của Vương quốc Phù Nam.
Giai đoạn 2. Tiếp theo là vương quốc Chân Lạp từ thế kỷ thứ VII đến XVI. Tập tính khác xa Vương quốc Phù Nam.
Giai đoạn 3. Từ thế kỷ XVI đến nay thuộc cùng lãnh thổ của Việt Nam. Vua Chân Lạp thứ 2 đã cưới Công chúa Chúa Nguyễn.
Sau khi vua Chân Lạp mất. Chúa Nguyễn chính thức thành lập điểm thu thuế. Và dân Việt sinh sống chủ yếu.
Năm 1679. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã tạo điều kiện cho dân về sinh sống và lập nghiệp.
Năm 1708, Lãnh chúa đất Hà Tiên quy phục chúa Nguyễn.
Về sau, các chúa Nguyễn cho dân về khai phá và lập đất sinh sống ở vùng mới khai hoang.
Chiến thắng Rạch gầm Xoài Mút một lần nữa khẳng định vùng đất Nam bộ thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cộng đồng dân cư gồm: Người Việt, Khơme, Hoa, Chăm.
Vùng đất Nam bộ là của Việt Nam. Chứng cứ lịch sử đã chứng minh điều đó.
Đảng và Nhà nước đã có những định hướng đúng đắn cho người dân hiểu. Ai chống đối đều bị xử lý theo luật pháp Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã ký kết các hiệp ước biên giới với Vương quốc Campuchia. Các hiệp ước đều khẳng định quyền, chủ quyền của Việt Nam và Vương quốc Campuchia.
Long An hiện có khoảng 134 km đường biên giới với Campuchia. Hiện đã bố trí rất nhiều chốt biên phòng đảm bảo an toàn an ninh tuyến biên giới.
Kính mong chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người tại địa phương cùng hiểu rằng vùng đất Miền Tây Nam bộ là của Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn BTS.GHPGVN huyện Thủ Thừa đã phối hợp với các Ban ngành có liên quan tham mưu cho Hội Đồng Giáo Dục Quốc Phòng và An Ninh long trọng tổ chức lớp Bồi Dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng Tăng Ni, Phật tử, nhà tu hành, người có uy tín trong cộng đồng dân cư năm 2023 được thành công tốt đẹp.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ .
Tin :ĐĐ _Thích Minh Trí – Ảnh: Minh Trí